Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Giáo Lý Phúc Âm Chúa Nhật III Phục Sinh, Năm B

Posted by vanhan On 07:18 No comments



Công Vụ Tông Đồ 3.13-15.17-19; Thư I của Thánh Gioan 2.1-5
Và Phúc Âm Thánh Luca 24.35-48

I.                  Giáo Huấn P.Â.:   
           
            Chúa cho hai môn đệ thất vọng bỏ về làng Emmau nhận ra Chúa khi Ngài bẻ bánh.

            Niềm vui nhận ra Chúa Giêsu Phục Sinh phải được loan truyền cho người khác giống như hai môn đệ trong bài Phúc Âm hôm nay, sau khi nhận ra Chúa đã tức tốc quay lại Giêrusalem và tường thuật việc Chúa Giêsu Phục Sinh.
           
Thân xác Chúa Phục Sinh có biến đổi và không lệ thuộc không gian hay sự hạn chế vật lý. Tuy nhiên thân xác Phục Sinh của Chúa không xa lạ hay khác thường, trái lại luôn là một thực thể gần gũi và quen thuộc với con người: như Chúa có tay chân và ăn uống trước mặt các tông đồ.
           
II.         Vấn nạn P.Â. 
   
            Sách Công Vụ Tông Đồ là gì?

Công vụ Tông Đồ (Acts of the Apostles): công việc truyền đạo của các Tông Đồ. Trong tiếng La-tinh Công Vụ gọi là Acta, có nghĩa công việc đang tiến hành hay một ghi nhận những biến cố đang xảy ra (proceedings or record of happenings)

Công Vụ Tông Đồ là quyển sách ghi lại công việc truyền đạo của các Tông Đồ sau khi Chúa lên trời, khởi đầu từ Giêrusalem. Đây cũng là quyển sách mô tả đời sống Giáo Hội sơ khai: bị bách hại, nhưng người tin Chúa mỗi ngày thêm đông. Truyền thống cho rằng Luca, môn đệ của Thánh Phaolô là tác giả của Sách Công Vụ Tông Đồ được viết khảng năm 63 khi Thánh Phaolô bị cầm tù ở Rôma.

Tại sao hai môn đệ chỉ nhận ra Chúa khi “Chúa đồng bàn và bẻ bánh trao cho họ?’

Hai môn đệ về làng Ê-mau không là tông đồ, không ở trong nhóm mười hai tham dự Bữa Tiệc Ly và đã nhìn thấy Chúa bẻ bánh. Nhưng họ lại “nhận ra Chúa khi bẻ bánh!” Họ nhận ra Chúa, vì Chúa cho họ nhận ra Ngài lúc đó, hay nói theo từ ngữ Phúc Âm là “mắt họ liển mở ra”. Cũng giống như Bà Maria Mađalêna, khi thấy Chúa sống lại mà cứ ngỡ là người làm vườn, cho đến khi Chúa gọi “Maria” thì Bà mới nhận ra Chúa và gọi “Ráp-bu-ni” nghĩa là ‘lạy Thầy!’ (Gioan 20:15-16).
Điếu đó cho thấy, chúng ta chỉ nhận ra Chúa khi Chúa bẻ bánh hay khi chúng ta được Chúa cho nhận ra Ngài và chia sẻ thân thể Ngài trong bí tích Thánh Thể. Có nhiều người học cao hiểu rộng và nghiên cứu cả về thần học, về Kitô giáo, nhưng vẫn không có đức tin, không nhận ra Chúa. Chúa chưa cho họ nhận ra Ngài hay tâm hồn họ chưa đến lúc đón nhận Chúa.

Chúng ta thường hiểu: Vô thần là không tin có thần thánh, không tin có Chúa hay Đấng tôi cao siêu việt. Thật sự, vô thần là người tin có Chúa, có Đấng Tạo Hoá, nhưng vì tự phụ vào khoa học hay một chủ trương bài tôn giáo mà họ chối bỏ sự hiện hữu thần thiên và quyền tối cao của Đấng hoá công. Giáo Hội Công Giáo ở các nước vô thần không bao giờ nản lòng hay bỏ cuộc ngưng truyển giáo cho người không tin Chúa. Thường chúng ta hiểu truyền đạo hay truyền giáo là mình mang Chúa đến cho người khác, hay nhờ mình mà người ta biết Chúa. Thật sự chúng ta chỉ là công cụ, là phương tiện Chúa dùng để giới thiệu Chúa cho người khác. Chính Chúa mới là người truyền đạo hay chính Chúa mới là người làm cho người khác nhận ra mình.

Áp dụng quan niệm truyền giáo nầy, Giáo Hội Công Giáo khắp nơi và đặc biệt ở Việt Nam luôn chủ trương đồng hành với dân tộc hay với nhà cầm quyền. Giáo Hội Công Giáo Việt Nam không hề chủ trương khai trừ. Giáo Hội Việt Nam cũng không chủ trương hoà đồng hay trở nên vô thần. nhưng là đồng hành, cùng làm việc chung phục vụ con người và mang phúc lợi cho xã hội. Cùng đi với nhau, người ta mới có thể nói chuyện và hướng dẫn người khác tìm chân lý. Khi thời điểm đã chín mùi, chính Chúa sẽ cho người không tin Chúa hay chối bỏ Chúa nhận ra Chúa.

“Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông” Nếu có ăn uống tức phải có bài tiết! Vậy thân xác Phục Sinh của Chúa đâu có gì là biến đổi lạ lùng đâu?

Khi nói đến bài tiết tức chúng ta nói đến một thân xác tự nhiên của một con người hay một con vật có bộ phận tiêu hóa. Phúc Âm nói đến Chúa Giêsu Phục Sinh ăn uống hai lần: hôm nay, trong Phúc Âm Thánh Luca khi hiện ra cho các môn đệ vừa sau khi Chúa cho hai môn đệ về làng Êmau nhận ra Chúa. Lần thứ hai bên biển hồ Galilê khi các môn đệ đi đánh cá. Từ sáng sớm Chúa đã ở bờ biển nhóm bếp và nướng cá chuẩn bị ăn sáng cho họ trước khi trao quyền cho Phêrô.
Như vậy Chúa có ăn uống và Chúa phải lệ thuộc vấn đề bài tiết?

Chúng ta có thể khẳng định là KHÔNG vì:

Thân xác Chúa Phục Sinh hoàn toàn biến đổi, không bị hạn chế bởi không gian vật chất: Chúa hiện ra ngày thứ nhất trong tuần khi cửa nhà các mộ đệ đóng kín vì sợ người Do Thái. Chúa xuất hiện chỗ nầy rồi sang chỗ khác mà không cần phải đi đứng hay vận chuyển.

Khi Phúc Âm nói Chúa ăn uống trước mặt các tông đồ vì “Sao anh em lại hoảng hốt? Sao còn ngờ vực trong lòng? Nhìn chân tay Thầy coi! Chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?” –“Ở đây anh em có gì ăn không?  Các Ông đưa cho người một khúc cá nướng. Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông!” Nên việc Chúa ăn uống không vì nhu cầu bồi dưỡng thể xác nhưng vì muốn chứng minh Chúa sống lại thật, Chúa không là ma. Nên thân xác Phục Sinh của Chúa không cần ăn uống hay bồi dưỡng – Nên chắc chắn không cần một hệ thống tiêu hóa hay bài tiết.
 Vậy việc ăn uống của Chúa Phục Sinh chỉ là một chứng minh là: “Ta đang sống thật đây!” Ngoài ra Chúa còn muốn cho các môn đệ thấy về một thân xác Phục Sinh: Thân xác nầy mang tính bất tử, việc ăn uống là việc phàm nhân hay chết, Chúa Phục Sinh sẽ được loan truyến cho nhân loại, những con người còn ăn uống và lệ thuộc vật chất, để họ nhận ra sự biến đổi sau khi sống lại. Chuyện ăn uống nhằm diễn tả một thực tại cao siêu bất tử hơn là nói lên một lệ thuộc vật chất như hệ thống tiêu hóa hay bài tiết.

Nên câu kết của bài Phúc Âm hôm nay là “Chính anh em là chứng nhân của những điều nầy!” các môn đệ và những người đã thấy Chúa Phục sinh phải làm chứng về Chúa Phục sinh ngay trong cuộc sống trần gian nầy, một cuộc sống lệ thuộc vật chất và một thân xác được nuôi bằng thức ăn và sinh hoạt bằng tiêu hóa. Tất cả sẽ được Phục Sinh và biến đổi như Chúa Phục Sinh – Việc ăn uống không có giá trị bồi dưỡng thể lý, chỉ còn là một chứng minh về sự sống đích thực của con người đã có niềm tin Phục sinh. Con người nhìn thấy Chúa Phục Sinh vẫn sinh hoạt ăn uống như mọi người, nhưng hướng về sự sống vĩnh cửu không bao giờ mai một.
III.      Thực hành P.Â.:
            KINH CHIỀU NGƯỜI LỮ HÀNH
           
            Làm người không sao tránh được
            Những lúc thất vọng chán chường
            Đường đi không đến!
            Mộng đẹp tan thành khói mây.

            Hãy dừng lại như hai môn đệ về E-mau

0 nhận xét:

Đăng nhận xét